Home Tin tức Con đường để thành lập công ty

Con đường để thành lập công ty

Đối với những người đam mê, ấp ủ kinh doanh, sau khi học hỏi và tích lũy được kinh nghiệm làm việc thì việc bắt đầu đi ra thị trường sẽ thanh lap cong ty. Sở hữu và điều hành một doanh nghiệp thành công là một cách rất tốt để kiếm sống, đồng thời cũng là cách để tự chủ về tài chính.

  • thực sự mong muốn tự chủ;
  • đam mê trong công tác điều hành doanh nghiệp;
  • từng có kinh nghiệm kinh doanh;
  • có kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm soát dòng tiền tệ.
  • tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt đáp ứng được yêu cầu khách hàng;

Vậy con đường để đi đến thành lập công ty là như thế nào?

1. Lĩnh vực kinh doanh công ty hướng đến

Bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng, chúng ta phải biết chúng ta hướng đến điều gì để tập trung khai thác và hoạt động hiệu quả.  Tốt hơn hết là nên tận dụng một cơ hội kinh doanh không quá rủi ro và tập trung vào một thị trường vừa phải.

2. Lập chiến lược kinh doanh của công ty

Nếu là một người lãnh đạo một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới mở, bạn cần phải vạch ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Mục đích chính của việc lập kế hoạch là để đánh giá cụ thể mọi khía cạnh kinh tế của công việc kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào các mục tiêu và giúp vay vốn hay thu hút đầu tư, đồng thời chúng ta có được những lời khuyên quý báu từ mọi người.

Đây là bước các doanh nghiệp mới lập, thiếu kinh nghiệp thường thiếu và gặp rất nhiều khó khăn sau này.

Nên có một website để tăng cường giới thiệu và quảng bá đến mọi người.

3. Quan tâm đến pháp luật

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bạn cần phải tuân thủ các qui định của nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì luật kinh doanh ở các nước rất khác nhau nên việc thuê luật sư tư vấn để xin giấy phép kinh doanh là rất cần thiết.

Các hình thức phổ biến nhất là Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Trách nhiệm vô hạn, và các hình thức liên doanh là  một trong các hình thức pháp lý cho doanh nghiệp của mình. Mỗi hình thức đều có những qui định về trách nhiệm pháp lý cùng những quy định của trung ương và địa phương kèm theo.  Trong mọi trường hợp,ban đầu các luật sư đều tư vấn miễn phí cho bạn, can cứ vào đó bạn sẽ cân nhắc có nên thuê họ hay không.

4. Tìm kiếm đối tác

Nên liên kết với người khác khi khởi nghiệp, càng nhiều người bạn sẽ càng có lợi.  Thay vì chỉ có một cái đầu để suy nghĩ, bạn sẽ có hai. Thay vì chỉ có một mình để xoay sở mọi việc bạn sẽ có một đồng nghiệp đầy năng lực và nhiệt huyết hỗ trợ.

Ngoài vấn đề đầu vào, bạn còn phải quan tâm đến vấn đề đầu ra.  Nên tìm đối tác góp vốn và chia sẻ rủi ro tài chính trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty.

thanh lap cong ty

5. Huy động vốn để thành  lập công ty

Nếu doanh nghiệp bạn không được ngân hàng cho vay vốn vì không có tài sản thuế chấp, điều này là rất khó khăn đối với một doanh nghiệp còn mới mở còn yếu về vốn.  Nên sử dụng tiền tiết kiệm, vay thêm gia đình, bạn bè bạn. Với kinh nghiệm gặt hái được ban đầu, bạn sẽ không dễ mắc sai lầm trong việc đưa ra các quyết định khi công việc làm ăn đã phát đạt.

Nếu tính toán hợp lý và công ty đi lên, bạn sẽ đỡ vất vả hơn trong vấn đề tài chính.

6. Marketing

Nên xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing cụ thể và hiệu quả, hãy chọn ra những doanh nghiệp đi trước hoạt động hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt là vấn đề marketing.  Tuy nhiên, đừng rạp khuôn, hãy biết ứng dụng vào doanh nghiệp của mình một cách mềm mỏng.

Rất nhiều người không ra tay kịp thời khi những khó khăn lớn hoặc thời kỳ suy thoái xuất hiện. Khi phải trải qua thời kỳ suy thoái trong kinh doanh (và có thể như thế lắm), hãy xác định và thừa nhận những khó khăn của bạn.  Hãy bám trụ với công việc kinh doanh mà bạn thông thạo nhất, hãy biến khó khăn thành thuận lợi để rồi thoát ra khỏi những thời kỳ khó khăn và tiến lên phía trước.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *