Home Tin tức Dịch vụ kế toán và tiềm năng

Dịch vụ kế toán và tiềm năng

1. Tiềm năng nghề kế toán Việt Nam:

dich vu ke toan thueDịch vụ kế toán, lập báo cáo tài chính, quyết toán thu chi, quyết toán lỗ lãi có ở tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức, cơ quan, đơn vị, tổ chức nghề nghiệp, các dự án, hợp tác xã, thậm chí có cả ở hộ kinh doanh cá thể…

Với hơn một triệu doanh nghiệp, tổ chức và hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể, cả nước có hàng triệu người làm kế toán.

Từ trước năm 1990, công việc kế toán đều do người làm kế toán ở các doanh nghiệp, tổ chức đảm nhận.

Từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đa thành phần kinh tế đã xuất hiện loại hình dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán khá đa dạng, từ xây dựng hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán; ghi chép sổ sách kế toán; lập báo cáo tài chính đơn vị; lập báo cáo tài chính hợp nhất; cung cấp phần mềm kế toán; giảng dạy, tập huấn chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán… đều là dịch vụ kế toán.

Dịch vụ kế toán được cung cấp bởi người có Chứng chỉ hành nghề kế toán, là những người có trình độ Đại học và trên Đại học về kế toán, đã làm kế toán ở doanh nghiệp, tổ chức từ 5 năm trở lên hoặc làm trợ lý kế toán ở công ty dịch vụ kế toán từ 4 năm trở lên, có đạo đức nghề nghiệp độc lập, trung thực… đã tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán gồm 5 môn, được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ hành nghề kế toán.

Ngoài ra, để được hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán, người có chứng chỉ hành nghề kế toán phải cập nhật kiến thức mỗi năm từ 40h trở lên và phải đăng ký hành nghề với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA).

Qua đây chúng ta phải khẳng định rõ ràng rằng: Người làm kế toán ở Doanh nghiệp hiện nay không và chưa phải là người hành nghề kế toán.

Trong tương lai công việc kế toán ở doanh nghiệp tổ chức sẽ được thay thế dần bằng việc cung cấp dịch vụ kế toán hoặc người làm kế toán ở Doanh nghiệp cũng cần có chứng chỉ hành nghề kế toán…

Dịch vụ kế toán xuất hiện trong thực tiễn từ 13/05/1991 khi Bộ Tài chính thành lập 2 công ty VACO và AASC và được pháp luật thừa nhận chính thức từ năm 2003 tại Luật Kế toán, đến nay Bộ Tài chính mới cấp được 130 chứng chỉ hành nghề kế toán. VAA mới lập được Danh sách đăng ký hành nghề kế toán của 26 công ty dịch vụ kế toán với 63 cá nhân hành nghề kế toán.

Như vậy hàng triệu người làm kế toán ở doanh nghiệp và tổ chức sẽ dần dần được thay thế bằng dịch vụ kế toán hoặc được thực hiện bởi người có chứng chỉ hành nghề kế toán. Vậy tiềm năng của hành nghề kế toán quả là to lớn, rộng mở tưởng như không có giới hạn.

2. Khai thác tiềm năng hành nghề kế toán

dich vu ke toan doanh nghiepPhải biết cách khai thác tiềm năng của dịch vụ kế toán.

Để tăng cường quản lý hành nghề kế toán, chúng ta phải có nhiều đối tượng hành nghề kế toán để quản lý. Chúng ta không thể thành lập bộ máy quản lý hành nghề kế toán đầy đủ và chất lượng, không thể triển khai nhiều biện pháp quản lý tích cực chỉ để quản lý một số lượng công ty kế toán và người hành nghề kế toán quá ít như hiện nay.

Giải pháp tăng số lượng đối tượng quản lý

– Nhận thức đúng về hành nghề kế toán, lợi ích và xu hướng phát triển

– Tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp kế toán và hành nghề kế toán

– Tác động với Bộ Tài chính để tổ chức nhiều kỳ thi (2 kỳ 1 năm), mở thêm điểm thi ở Đà Nẵng, sau đó là các thành phố lớn khác; Tạo điều kiện để nhiều người được tham gia kỳ thi; Tổ chức học trước khi thi, đề thi… sao cho tăng nhanh người có chứng chỉ hành nghề kế toán…

– Tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thành lập nhiều hơn và hoạt động hiệu quả hơn của các công ty kế toán và người hành nghề kế toán.

Giải pháp tạo hành lang pháp lý

– Theo chúng tôi, ở Việt Nam nếu không có cơ sở pháp lý thì Hội nghề nghiệp không thể hoạt động được. Việc tạo ra hành lang pháp lý là thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với sự tham gia, đề xuất của Hội nghề nghiệp.

– Trước hết, Hành lang pháp lý về nghề nghiệp kế toán và hành nghề kế toán đã là khá đầy đủ; Từ Luật kế toán năm 2003, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh, Nghị định 185/2004 NĐ/CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, Quyết định 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, Hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán, các Chế độ kế toán Doanh nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ… và Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 về việc chuyển giao 1 số công việc quản lý hành nghề kế toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)…

– Vấn đề lớn nhất hiện nay là làm sao để các quy định pháp lý đó được thực thi, cụ thể:

+ Người làm thuê kế toán (thực chất là cung cấp dịch vụ kế toán) phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện (có chứng chỉ hành nghề, thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh, cơ quan Nhà nước không chấp nhận báo cáo tài chính được lập bởi người không phải là của đơn vị nhưng cũng không đăng ký hành nghề kế toán…)

+ Các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã… tăng cường thuê người cung cấp dịch vụ kế toán hơn là tuyển dụng người làm kế toán…

Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hành nghề kế toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán ở VAA

– Tuyển dụng người có chuyên môn, kinh nghiệm và say mê hoạt động Hội;

– Có cơ chế thu/ chi sao cho tạo lập được nguồn thu khá và chi ngày càng đáp ứng yêu cầu của người có năng lực và đóng góp phù hợp;

– Trong giai đoạn đầu, kiểm soát chất lượng là cần thiết nhưng không nhằm mục đích xử lý sai phạm mà chính là trợ giúp, tư vấn cho doanh nghiệp làm tốt hơn… Muốn như vậy, rất cần có người có năng lực và uy tín đủ để thuyết phục doanh nghiệp dịch vụ kế toán…

Tóm lại:

Để đạt được mục tiêu tăng cường quản lý dịch vụ kế toán của VAA, chúng ta không thể chỉ làm 1 việc gì mà phải làm rất nhiều việc, đồng thời cùng 1 lúc… Các giải pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, vừa là điều kiện, tiền đề vừa là hệ quả của giải pháp khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *