Home Tin tức Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Bạn đang gặp vướng mắc khi muốn thành lập công ty , làm thế nào để công ty có thể hoạt động và công nhận trong khi ý tưởng của bạn đã chin muồi và muốn thực hiện ngay.

Dịch vụ thành lập công ty Phú Ngọc Việt sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi thành lập công ty.

nhung dieu can biet khi thanh lap cong ty

Khi thành lập công ty cần xác định các yêu tố

Chọn một cái tên cho công ty

Không đặt tên gây nhầm lẫn, trùng lặp với các công ty  đã được đăng kí trước đó.

Khi thành lập công ty không sử dụng tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tên cơ quan nhà nước….nếu không có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Tại chi nhánh, trụ sở hay văn phòng của công ty  phải có tên công ty được gắn hoặc viết lên.

Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt,có ít nhất 2 yếu tố là loại hình công ty và tên riêng của công ty, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được . Tên công ty càng dễ nhớ thì càng dễ tiếp cận thị trường

Khi đặt tên công ty bằng tiếng  nước ngoài thì tên đó phải là tên được dịch từ tiếng Việt sang thứ tiếng tương ứng.Tên của công ty khi dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc tùy biến cho phù hợp với nghĩa của tiếng nước ngoài tương ứng.

Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Xác định ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty

 

Theo hệ thống của kinh tế Việt Nam thì  khi thành lập công ty, người thành lập tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh,sau đó ghi vào Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp mã ngành, nghề mà mình đã chọn  để thành lập công ty.Có 2 loại ngành , nghề kinh doanh là loại có và không có điều kiện.

Đối với những ngành nghề không có điều kiện, sau khi có Giấy phép kinh doanh , hoàn thành các nghĩa vụ khai thuế ban đầu và đóng thuế môn bài là doanh nghiệp có thể bắt đầu kinh doanh.

Đối với những ngành nghề có điều kiện cần có những lưu ý sau khi thành lập công ty.

            Ngành nghề cần được cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành, nghề đó chứng nhận (Sở Du Lịch, Cục Điện ảnh…): các ngành nghề giải trí như phim, âm nhạc…

            Ngành nghề cần có vốn pháp định trước khi thành lập công ty: tổ chức quỹ tín dụng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa…

            Ngành, nghề Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề như: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân.

Ngành nghề người giữ chức vụ quản lý phải có chứng chỉ hành nghề như: kế toán, kiểm toán, khảo sát thiết kế xây dựng, môi giới định giá bất động sản,làm thủ tục thuế .

 Địa điểm kinh doanh của công ty

¬Sau khi xác định được ngành nghề kinh doanh thì việc tiếp theo là chọn địa điểm để thành lập công ty .

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty: phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

¬ Cần phải có xác nhận của địa phương nếu địa chỉ của công ty chưa có số nhà ,đường để nộp kèm hồ sơ đăng kí kinh doanh  .

Xác định số lượng người tham gia góp vốn và loại hình công ty.

Thành lập công ty TNHH 1 TV

–      Công Ty TNHH 1 TV chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

–      Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên

­      Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào khi thành lập công ty.

­      Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50 người.

­      Có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

­      Ít gây rủi ro cho người góp vốn.

­      Không được phát hành cổ phiếu.

Thành lập công ty tư nhân

–      Do 1 người làm chủ sở hữu, chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

–      Chịu trách nhiệm vô hạn và ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật.

–      Không có tư cách pháp nhân, mức độ rủi ro cao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào khi thành lập công ty.

Thành lập công ty hợp danh

–      Có ít nhất 2 TV hợp danh là chủ sở hữu.

–      Có thể có thành viên góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

–      Các thành viên có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

–      Mức độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, mức độ rủi ro rất cao.

Thành lập công ty cổ phần

–       Phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

–       Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

–       Có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

–      Có trách nhiệm hữu hạn.

–      Khả năng huy động vốn của rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

–      Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Xác định người đại diện pháp luật khi thành lập công ty

–         Chức danh người đại diện khi thành lập công ty là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.

–         Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

–         Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam ;

Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh và ở giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập  sẽ được nêu ra trong hợp đồng này, xử lý trường hợp không thể thành lập công ty được… những vấn đề mà điều lệ mẫu của cơ quan cấp phép của địa phương không quy định (ví dụ như các thỏa thuận chuyển nhượng vốn giữa các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong tương lai; vấn đề bảo mật thông tin giữa các nhà đầu tư; những cam kết riêng lẻ về những vấn đề hợp tác đầu tư giữa các bên trong tương lai…).

Chuẩn bị hồ sơ

Giấy tờ tùy thân

­         Chứng minh nhân dân/hộ chiếu có công chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

­         Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận… đối với ngành kinh doanh có điều kiện.

Hồ sơ đăng ký

­         Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

­         Điều lệ Công ty

­         Biên bản họp

­         Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần)

­         Quyết định bổ nhiệm Giám đốc

­         Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng

Với những điều cần biết khi thành lập công ty trên hy vọng các bạn sẽ thành công trong việc thành lập doanh nghiệp của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *