Các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi thủ tục cấp phép phức tạp, để cải cách kinh tế nước nhà đang là thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
1. Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Thông tin công ty cần thiết trước khi thành lập
- Bản đăng ký – đề nghi cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( mẫu I-3).
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm.
- Dự thảo Điều lệ Công ty phải có chữ ký chủ sở hữu Công ty, đại diện pháp luật, Cổ đông sáng lập.
- Danh sách thành viên tương ứng với loại hình Doanh nghiệp (mẫu I-8 hoặc I-9).
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý thành viên sáng lập.
- Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư được ủy quyền đối với nhà đầu là tổ chức.
Giấy tờ sao y công chứng hợp lệ liên quan
- Bản sao giấy tờ chứng thực của nhà đầu tư, người đại diện được ủy quyền.
- Bản sao Hợp đồng thuê nhà – văn phòng để thực hiện dự án.
- Bản sao Giấy phép kinh doanh của tổ chức.
2. Lệ phí dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Lệ phí nhà nước: miễn phí
Một số bước cụ thể
Địa điểm và tên công ty
Địa điểm để đặt công ty và đặt tên cho công ty dự định thành lập sao cho phù hợp với quy định tại điều 13, điều 14, điều 15 và điều 16 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi đã có tên công ty, các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở công ty.
Thành lập công ty dựa theo vốn đầu tư
Trường hợp thứ nhất: Vốn bỏ ra (hay còn gọi là vốn đầu tư) dưới 300 tỷ đồng:
– Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Giải trình kinh tế kỹ thuật hoặc Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện đầu tư;
– Giấy tờ chứng minh địa điểm đầu tư;
(ii) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, gồm có:
– Điều lệ doanh nghiệp;
– Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (CMND hoặc hộ chiếu của bạn bạn);
Trường hợp thứ hai: Vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên:
Căn cứ vào điều 45, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về hướng dẫn Luật đầu tư và căn cứ vào điều 47, Luật đầu tư 2005, thì đây là một dự án đầu tư thuộc diện phải thẩm tra. Bạn của bạn chuẩn bị hồ sơ như nêu tại trường hợp thứ nhất nêu trên. Đối với trường hợp này, thời gian để bạn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ dài hơn so với trường hợp thứ nhất bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi bạn dự định đặt trụ sở công ty sẽ phải gửi văn bản để xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan.