Theo định hướng chung của nhà nước Việt Nam: định hướng và phát triển Việt Nam theo nền kinh tế thị trường có sự lãnh đạo của nhà nước, trong đó có quy định việc thu hút nhân tài là người nước ngoài khi họ sống và làm việc tại Việt Nam, trong đó Giấy phép lao động là văn bản tác động trực tiếp phần lên việc người nước ngoài có được phép làm việc tại Việt Nam hay không.
Từ cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Sở lao động TP.HCM dường như thắt chặt việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy là vì thực tế chúng tôi được biết vài khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động họ rất đầy đủ, từ bằng cấp đại học, đến lý lịch tư pháp…hoàn toàn sạch và đẹp.
Sở lao động từ chối cấp hồ sơ với lý do chưa đủ khả năng/điều kiện về ngành nghề quy định đối với người nước ngoài, hoặc lý do chưa nêu rõ chức vụ/miêu tả chức vụ cụ thể là làm gì, hoặc đã có bảng mô tả công việc / hay giải trình về công việc của người nước ngoài thì lại bảo chưa đủ này này….
Thực tế lúc nào cũng phủ phàng, việc Sở lao động thắt chặt cấp giấy phép lao động dường như đi ngược lại với chính sách chung về thu hút nhân tài nước ngoài vào Việt Nam, mặc dù biết việc ưu tiên cho lao động Việt Nam là ưu tiên hàng đầu.
Theo chúng tôi nghĩ, việc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là tốt vì họ trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước, họ phải đóng thuế thu nhập, phải đóng phí tạm trú tại Việt Nam… việc này dẫu hơn việc thắt chặt khiến người nước ngoài lại “làm việc chui” không phải đóng khoản tiền nào vào ngân sách nhà nước.
Thực tế ở Việt Nam, người nước ngoài để lưu lại ở Việt Nam, họ có rất nhiều cách mà không phải thông qua giấy phép lao động như gia hạn visa, làm thẻ tạm trú diện hôn nhân. Thiết nghĩ nhà nước Việt Nam nên chăng có cái nhìn thoáng hơn, kết hợp việc quản lý chặt chẽ người nước ngoài để vừa thể hiện tính hiếu khách và để phát triển đất nước mình.
Như vậy thực tế thì việc xin cấp Giay phep lao dong vẫn còn nhiều khó khăn, không biết khi nào mới thông thoáng.